Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 2

Mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 1Môi trường hoạt động

Ngành Công Nghiệp Ô Tô

Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng loạt. Đầu thế kỷ 20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại: phân chia công việc (với sự chuyên môn hóa sản xuất, mô hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor), sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào những năm 1970, một mô hình cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.

Mặc cho sự xâm chiếm của những mô hình kinh tế mới (sau mô hình Ford, hậu công nghiệp hóa, v.v.), công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới, nhất là với sự khẳng định vị thế của Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc) và những nước công nghiệp mới (NPI).

 Năm 2008, khi giá dầu tăng lên chóng mặt, các ngành công nghiệp như là công nghiệp ô tô chịu sức ép từ nhiều phía, chi phí cho vật liệu thô và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng. Ngành công nghiệp này cũng đối diện với sự cạnh tranh từ bên ngoài đang tăng lên của yếu tố giao thông công cộng, khi người tiêu dùng xem xét lại việc sử dụng xe cá nhân của họ. Gần một nửa trong số 51 nhà máy sản xuất các loại xe hạng nhẹ ở Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn trong năm tới, cùng với việc 200.000 người bị thất nghiệp, cao nhất trong thập kỷ này.

Hành trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô

Từ chỗ chỉ dành cho quý tộc, xe hơi ngày càng hiện đại và bình dân hóa nhờ Henry Ford sử dụng công nghệ thông sản xuất hàng loạt.

Cuối thế kỷ 19, Ransom Eli Olds lần lượt cho ra đời mẫu xe 3 bánh hơi và loại xe chạy xăng cỡ nhỏ. Thời điểm giao thời của 2 thế kỷ, ông tiếp tục đưa ra thị trường mẫu Dash Oldsmobile sản xuất hàng loạt. Đến 1902 có tới 2.100 chiếc bán và 5.000 chiếc vào 2 năm sau đó. Năm 1904, Ransom rời bỏ Oldsmobile và sáng lập công ty ôtô REO. Henry Ford tiếp tục hoàn thiện hệ thống lắp ráp sản xuất hàng loạt.

Chiếc ôtô đầu tiên sản xuất trong nhà máy trang bị động cơ xăng xi-lanh đơn cỡ nhỏ đặt dưới ghế. Cách chuyển hướng giống như quay một toa xe có phần đuôi kéo dài. Không nhiều khác biệt so với xe ngựa nhưng cũng đủ để nó chạy nhanh hơn và không bị mệt sau vài giờ.

Dù có nhiều tiến bộ, nhưng các vấn đề chưa giải quyết vẫn là thách thức với việc “ôtô hóa di chuyển”. Lốp mòn nhanh và có thể bị xẹp hơi bất cứ khi nào. Xăng gần giống dầu hỏa, mỡ tương tự mật đường. Lái xe trời lạnh dường như là không thể, và hang loạt những vấn đề khác.

Model T nổi tiếng của  Henry Ford thay đổi tất cả những điều đó trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh  I. Dù là mẫu xe hội tụ gần như mọi khiếm khuyết tồi tệ nhất của ôtô đương thời, nhưng Model T thực sự là bước đột phá trong sự phát triển ngành. Bằng việc sử dụng thành công dây chuyền sản xuất hàng loạt, Ford đã đưa ra thị trường hàng triệu xe trong những năm 1920 với thay đổi thiết kế nhỏ. Giá xe hạ xuống mức phù hợp với người tiêu dùng, nhưng cũng làm đầy thêm bãi phế liệu, nguồn cung cấp vô tận linh kiện giá rẻ để duy trì cho những chiếc Ford T lăn bánh.

Bước đột phá tạo tên điểm nhấn thay đổi chất lượng lái xe xuất hiện trong những năm 30. "Knee Action" của GM tăng cứng dầm trước không chỉ làm giảm khối lượng được treo bánh tăng tính êm dịu mà còn loại trừ hiện tượng rung trên vô-lăng. Ô tô  mang lại cảm giác hoàn toàn khác vào ban đêm.

Những thay đổi trên cũng tạo ra cuộc cách mạng trong thiết kế thân.. Nhưng các mẫu giống như Lincoln Zephyr 1936 lại đặt nền móng cho phong cách ở những năm tiếp theo.

Cuộc ganh đua công suất bắt đầu giữa những năm 50. Ngành công nghiệp xe hơi sa đà trong công suất, tính năng vận hành và sự xa hoa. Xe gia đình là biểu tượng cho uy thế vào thời đó bởi thế người ta cần một động cơ vạm vỡ. Những chiếc xe điển hình nặng hơn 2 tấn, công suất 300 mã lực, tiêu thụ 19,6 - 24,5 lít xăng cho 100 km. Không phải mà chiếc xe tồi nhưng to lớn và cầu kỳ!


Các dòng xe gia đình nâng cấp đạt sự sang trọng với điều hòa không khí, sưởi ghế, cửa sổ điện, ghế ngồi cá nhân, công tắc đèn pha tự động và ghế gấp trên phiên bản wagon. Những chiếc xe chạy trơn tru và ít ồn ào hơn nhờ sử dụng lò xo xoắn, áp suất lốp siêu thấp và kiểu thân chịu xoắn hấp thụ năng lượng khi đi trên đường xấu, được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Sưu tầm

Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết: Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét