Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 2

Mời các bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 1Môi trường hoạt động

Ngành Công Nghiệp Ô Tô

Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng loạt. Đầu thế kỷ 20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại: phân chia công việc (với sự chuyên môn hóa sản xuất, mô hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor), sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào những năm 1970, một mô hình cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.

Mặc cho sự xâm chiếm của những mô hình kinh tế mới (sau mô hình Ford, hậu công nghiệp hóa, v.v.), công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới, nhất là với sự khẳng định vị thế của Châu Á (đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc) và những nước công nghiệp mới (NPI).

 Năm 2008, khi giá dầu tăng lên chóng mặt, các ngành công nghiệp như là công nghiệp ô tô chịu sức ép từ nhiều phía, chi phí cho vật liệu thô và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng. Ngành công nghiệp này cũng đối diện với sự cạnh tranh từ bên ngoài đang tăng lên của yếu tố giao thông công cộng, khi người tiêu dùng xem xét lại việc sử dụng xe cá nhân của họ. Gần một nửa trong số 51 nhà máy sản xuất các loại xe hạng nhẹ ở Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn trong năm tới, cùng với việc 200.000 người bị thất nghiệp, cao nhất trong thập kỷ này.

Hành trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô

Từ chỗ chỉ dành cho quý tộc, xe hơi ngày càng hiện đại và bình dân hóa nhờ Henry Ford sử dụng công nghệ thông sản xuất hàng loạt.

Cuối thế kỷ 19, Ransom Eli Olds lần lượt cho ra đời mẫu xe 3 bánh hơi và loại xe chạy xăng cỡ nhỏ. Thời điểm giao thời của 2 thế kỷ, ông tiếp tục đưa ra thị trường mẫu Dash Oldsmobile sản xuất hàng loạt. Đến 1902 có tới 2.100 chiếc bán và 5.000 chiếc vào 2 năm sau đó. Năm 1904, Ransom rời bỏ Oldsmobile và sáng lập công ty ôtô REO. Henry Ford tiếp tục hoàn thiện hệ thống lắp ráp sản xuất hàng loạt.

Chiếc ôtô đầu tiên sản xuất trong nhà máy trang bị động cơ xăng xi-lanh đơn cỡ nhỏ đặt dưới ghế. Cách chuyển hướng giống như quay một toa xe có phần đuôi kéo dài. Không nhiều khác biệt so với xe ngựa nhưng cũng đủ để nó chạy nhanh hơn và không bị mệt sau vài giờ.

Dù có nhiều tiến bộ, nhưng các vấn đề chưa giải quyết vẫn là thách thức với việc “ôtô hóa di chuyển”. Lốp mòn nhanh và có thể bị xẹp hơi bất cứ khi nào. Xăng gần giống dầu hỏa, mỡ tương tự mật đường. Lái xe trời lạnh dường như là không thể, và hang loạt những vấn đề khác.

Model T nổi tiếng của  Henry Ford thay đổi tất cả những điều đó trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh  I. Dù là mẫu xe hội tụ gần như mọi khiếm khuyết tồi tệ nhất của ôtô đương thời, nhưng Model T thực sự là bước đột phá trong sự phát triển ngành. Bằng việc sử dụng thành công dây chuyền sản xuất hàng loạt, Ford đã đưa ra thị trường hàng triệu xe trong những năm 1920 với thay đổi thiết kế nhỏ. Giá xe hạ xuống mức phù hợp với người tiêu dùng, nhưng cũng làm đầy thêm bãi phế liệu, nguồn cung cấp vô tận linh kiện giá rẻ để duy trì cho những chiếc Ford T lăn bánh.

Bước đột phá tạo tên điểm nhấn thay đổi chất lượng lái xe xuất hiện trong những năm 30. "Knee Action" của GM tăng cứng dầm trước không chỉ làm giảm khối lượng được treo bánh tăng tính êm dịu mà còn loại trừ hiện tượng rung trên vô-lăng. Ô tô  mang lại cảm giác hoàn toàn khác vào ban đêm.

Những thay đổi trên cũng tạo ra cuộc cách mạng trong thiết kế thân.. Nhưng các mẫu giống như Lincoln Zephyr 1936 lại đặt nền móng cho phong cách ở những năm tiếp theo.

Cuộc ganh đua công suất bắt đầu giữa những năm 50. Ngành công nghiệp xe hơi sa đà trong công suất, tính năng vận hành và sự xa hoa. Xe gia đình là biểu tượng cho uy thế vào thời đó bởi thế người ta cần một động cơ vạm vỡ. Những chiếc xe điển hình nặng hơn 2 tấn, công suất 300 mã lực, tiêu thụ 19,6 - 24,5 lít xăng cho 100 km. Không phải mà chiếc xe tồi nhưng to lớn và cầu kỳ!


Các dòng xe gia đình nâng cấp đạt sự sang trọng với điều hòa không khí, sưởi ghế, cửa sổ điện, ghế ngồi cá nhân, công tắc đèn pha tự động và ghế gấp trên phiên bản wagon. Những chiếc xe chạy trơn tru và ít ồn ào hơn nhờ sử dụng lò xo xoắn, áp suất lốp siêu thấp và kiểu thân chịu xoắn hấp thụ năng lượng khi đi trên đường xấu, được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Sưu tầm

Mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết: Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 3

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 1

Thương hiệu Chevrolet là một trong những thương hiệu nổi tiếng, tồn tại hơn 100 của General Motor . Trong suốt lịch sử của nó, Chevrolet đã đưa ra nhiều mẫu xe khác nhau , một trong số đó thành công rộng rãi và một số khác bị loại bỏ khỏi các dòng sản phẩm một thời gian ngắn sau khi giới thiệu. Trong những năm qua, công ty đã chuyển từ một biểu tượng tại Mỹ sang một thương hiệu toàn cầu được biết đến về chất lượng và độ bề. Với các chiến lược Marketing của mình, Chevrolet đã đạt được nhiều thành công cũng như gặp phải những thất bại trong suốt lịch sử hoạt động , giờ đây Chevrolet vẫn tiến tục khẳng định mình và phát triển mạnh mẽ sau một thế kỷ của sự đổi mới sản phẩm.

Chevrolet là hãng xe đến từ nước Mỹ trực thuộc Tập Đoàn Toàn Cầu General Motor, là một trong những Ông Lớn cha đẻ của ngành công nghiệp ô tô trên Thế Giới. Ra đời từ năm 1911 tại Detroit, Mỹ cho đến nay hãng đã có hơn 100 năm tuổi, đây là một trong những hãng xe giàu kinh nghiệm và lâu đời nhất trên thế giới trong lĩnh vực ngành công nghiệp ô tô.

Đó là thương hiệu lớn nhất toàn cầu của General Motors với doanh thu hàng năm của hơn bốn triệu xe tại hơn 140 quốc gia. Đây là thương hiệu xe hơi toàn cầu lớn thứ tư về doanh số bán hàng và cũng là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Được thành lập ở Mỹ bởi Louis Chevrolet vào năm 1911, thương hiệu kỷ niệm trăm năm của nó. Các thương hiệu đã được bắt đầu lại ở châu Âu trong năm 2005 Nó được thể hiện với một mạng lưới 2.500 đại lý và điểm phục vụ ở Tây và Trung Âu.

Các loại xe Chevrolet kết hợp thiết kế táo bạo, hiệu suất, đổi mới và thiết thực. Họ cung cấp giá trị nổi bật với tiền bỏ ra.


Chevrolet có một lịch sử thành công lâu dài trong việc phát triển và marketing cho xe hơi, xe tải, và xe SUV, đó là những dòng xe mang tính thực tiễn, thể thao với giá cả phải chăng.

Chevrolet sẽ làm gì để duy trì được mạch thành công của mình. Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết: Bài học Marketing từ thương hiệu Chevrolet phần 2

Mời các bạn theo dõi thêm: 


Bạn biết gì về Eharmony

EHarmony là một trang web hẹn hò trực tuyến được thiết kế đặc biệt để phù hợp với đàn ông  và phụ nữ  độc thân lại với nhau, trong mối quan hệ lâu dài.  Để thuận lợi cho các cặp đôi có thể đến được với nhau, eHarmony đưa ra eHarmony Labs, trung tâm nghiên cứu mối quan hệ,  eHarmony Tư vấn và một trang web tư vấn mối quan hệ. eHarmony được thành lập bởi Dr.Neil Clark Warren và con rể của ông là Greg Fogatch.

Năm 1988, có trụ sở tại Santa Monica, California. Công ty chính thức ra mắt vào tháng 8/ 2000, 6 tháng sau công ty nhận được nguồn đầu tư 3 triệu USD từ công ty Houston, Fayez Sarofim & Company. Hiện tại eHarmony có các thành viên tại hơn 150 quốc gia và duy trì hoạt động trong nước Mỹ , Úc , Canada , các Vương quốc Anhvà Brazil.

Lịch sử phát triển của công ty:

Vài tuần sau khi thành lập đã có hơn 100 000 đăng ký trên trang Web.

Đến đầu năm 2002 số lượng đăng ký lên hơn 300 000.

Đến đầu mùa xuân năm 2004, eHarmony đạt con số 3 triệu người đăng ký và ít nhất 40% trong số đó là thành viên tích cực của trang Web.

Năm 2005 có một sự thay đổi lớn về nhân sự, Greg  Fogatch thôi giữ chức giám đốc điều hành thay vào đó là Greg Waldorf . Greg Steiner, trước đây là Phó Chủ tịch điều hành bước vào vai trò Chủ tịch.  Năm này công ty có 230 nhân viên, hơn một nữa trong số đó phục vụ khách hàng.

Đến năm 2008, khoảng 15.000 người tham gia kỳ câu hỏi eHarmony mỗi ngày. Sau khi tìm thấy một cuộc hẹn hò trên eHarmony, Harris Interactive khẳng định rằng trung bình của 542 thành viên eHarmony ở Mỹ kết hôn mỗi ngày. Với 14 % của thị trường dịch vụ hẹn hò của Mỹ.

Từ năm 2008 – 2012, các thành viên mới, tỷ lệ duy trì và thời gian trên trang web giảm, chủ yếu do cạnh tranh gia tăng. Tháng 7/2012 Warren người sáng lập ra eHarmony nghỉ hưu ở độ tuổi 78.


Eharmony (còn nữa)

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Tìm hiểu thị phần ngành bột giặt Việt Nam (phần 2)

Nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư dài hạn xét cho cùng là chiến lược đúng đắn về mặt chiến lược nếu doanh nghiệp tự thân tích góp thậm chí là tự vay mượn. Thế nhưng trong trường hợp liên doanh thì lại khác, trong một khoảnh khắc của sự thân thiện, phía nước ngoài sẵn sàng rót thêm vốn thay vì nếu không sẽ vay mượn ngân hàng với mức lãi suất ngân hàng (mà tại Việt Nam như thời gian qua,  thuộc loại cắt cổ) bị thôn tính từng bước trước sức ép tài chính.

Thị trường bột giặt tăng trưởng liên tục và khá ổn định trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, lĩnh vực này đang tồn tại tình trạng độc quyền nhóm ở mức cao, thị phần chủ yếu rơi vào tay 2 doanh nghiệp FDI, trong khi hơn 30 doanh nghiệp nội đang ngày càng mờ nhạt trên thị trường.

Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor (Anh), trong giai đoạn 2006-2011, thị trường bột giặt đã tăng trưởng mạnh khi doanh thu từ mức 3.800 tỷ đồng đã tăng lên 7.300 tỷ đồng. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn 2012-2016 từ 7.500 tỷ đồng lên 8.600 tỷ đồng.

Trong năm 2012, dù kinh tế khủng hoảng, sức mua của nhiều mặt hàng tiêu dùng giảm, nhưng thị trường bột giặt vẫn đạt mức tăng trưởng 10%.

Theo dự báo của các chuyên gia, với hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đang gia tăng, nhu cầu tiêu thụ hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn khá ổn định, lĩnh vực sản xuất bột giặt vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.

Tuy nhiên, hiện nay số ít doanh nghiệp ngoại đang thâu tóm thị trường, thu về lợi nhuận cao, trong khi phần đông doanh nghiệp nội lại hụt hơi trong cuộc đua giành thị phần.
Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2012 của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), cho thấy hiện nhiều lĩnh vực đang có sự tập trung thị trường lớn và có tới 7 lĩnh vực đang tồn tại độc quyền nhóm.
  
Nhãn hiệu Omo của Unilever chiếm tới hơn 65% thị phần.

Trong đó, nhóm sản xuất bột giặt được đánh giá là lĩnh vực có mức độ độc quyền cao nhất và miếng bánh thị phần đang nằm trong tay 2 Doanh nghiệp FDI là Unilever Việt Nam và Tập đoàn Procter & Gamble (P&G).

Trong giai đoạn 2008-2011, nhãn hiệu Omo của Unilever đã giữ vị trí thống lĩnh tại thị trường Việt Nam khi chiếm hơn 65% thị phần. Nhãn hiệu Tide của Tập đoàn P&G đứng thứ hai với khoảng 23% thị phần. Còn 12% thị phần được chia đều cho các nhãn hiệu nhập khẩu lẫn các thương hiệu nội như Daso, Mỹ Hảo, Lix, Vì Dân, Đức Giang…

Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa sản xuất bột giặt áp đảo về số lượng nhưng hoàn toàn lép vế về sức cạnh tranh. CTCP Bột giặt Lix (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) là 1 trong số 30 công ty trong nước có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu ngoại, nhưng từ năm 2000 DN này đã trở thành đơn vị gia công cho Unilever. 

Tỷ lệ gia công thời điểm đó chiếm 70% sản lượng và cho đến năm 2011, dù đã tìm nhiều cách mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường sản phẩm mang thương hiệu riêng nhưng tỷ lệ gia công cho Unilever vẫn còn đạt mức 34%.

Trên thực tế, tại thị trường trong nước, độ nhận diện thương hiệu Lix còn rất thấp, sản phẩm làm ra chủ yếu xuất khẩu đi các nước như Campuchia, Philippines, Nhật Bản. Trọng điểm thị trường nội địa của Lix hiện chỉ nằm ở khu vực Tây Nam bộ để đáp ứng phân khúc tiêu dùng trung bình.

Tuy nhiên, tại đây Lix cũng gặp sức ép không nhỏ từ các nhãn hiệu Omo, Tide. Trong khi đó, nước ta còn có hàng loạt thương hiệu khác như Daso, Vì Dân, Mỹ Hảo, Bay… nhưng lại chưa chiếm được 5% thị phần và đang ngày càng bị thu hẹp trên thị trường nội địa.

Theo báo cáo đánh giá cạnh tranh, hiện các lĩnh vực sản xuất này vẫn chưa thấy xuất hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, độc quyền thị trường. Song, từ sau khi giành được hầu hết thị phần tại Việt Nam, Unilever và P&G đã thu hẹp hoạt động sản xuất, thuê các công ty nhỏ hoặc nhà máy trong nước gia công sản phẩm

Giảm bớt được áp lực sản xuất, các công ty FDI này đã tập trung vào xây dựng, phát triển thương hiệu, hệ thống phân phối đến từng ngóc ngách nhỏ của thị trường.

Để có thể tồn tại, nhiều doanh nghiệp nội đã chấp nhận làm gia công. Khi gia công, ban đầu các công ty này nhận được nhiều đơn hàng với giá hấp dẫn và ít quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu riêng, nhưng đến thời điểm khó khăn, sức tiêu thụ giảm đối tác lại giảm đơn hàng.

Lúc đó, nhiều doanh nghiệp muốn quay lại giành giật thị trường đã không kịp. Các chuyên gia nhận định, hiện nay trên thị trường, các sản phẩm của Unilever và P&G đang dẫn dắt và quyết định nhu cầu mua sắm của thị trường.

Và bằng chứng là ngày 13/04/2011 Unilever và Procter & Gamble (P&G) bị phạt 315 triệu euro (456 triệu USD) vì đã cấu kết ấn định giá bột giặt tại 8 nước châu Âu.

Muốn thu hút người tiêu dùng, sản phẩm nội buộc phải đưa ra giá thấp hơn nhiều. So sánh trên thị trường, hiện giá sản phẩm bột giặt nội như Mỹ Hảo, Bay, Net, Lix, Đức Giang, Vì Dân… rẻ hơn 30-40% so với bột giặt Omo, Viso, Tide.

Trong khi đó, 50% nguyên liệu sản xuất bột giặt lại phụ thuộc vào nhập khẩu, giá cả thường xuyên biến động khiến các nhà sản xuất nội gặp không ít khó khăn. Việc điều chỉnh giá bán vừa không bù đắp được chi phí lại còn khiến người tiêu dùng mất lòng tin, doanh số sụt giảm.

Trong khi đó, ở thế ngược lại, Unilever và P&G với dòng vốn mạnh nên tự chủ về việc nhập nguyên phụ liệu, trong những thời điểm doanh nghiệp nội khó khăn, các công ty này lại tung ra nhiều dòng sản phẩm hướng đến phân khúc bình dân với giá rẻ để thâm nhập sâu thị trường nông thôn.

Và nếu tiếp diễn tình trạng này sẽ dễ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, như lạm dụng vị trí thống lĩnh hay các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh nhằm thao túng thị trường, lũng đoạn giá cả, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nội và người tiêu dùng.


Thực tế, biểu hiện độc quyền nhóm đối với lĩnh vực bột giặt tồn tại nhiều năm nay đã và đang gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra thực tế để xóa bỏ tình trạng độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội phát triển tại thị trường nội địa.

Mời các bạn theo dõi bài viết: 





Tìm hiểu thị phần ngành bột giặt Việt Nam (phần 1)

Trong nhiều năm trước đây, những cái tên như Viso, Cô ba xà bông, Haso,… là những thương hiệu Việt đình đám nhất, có lượng tiêu thụ lớn tới mức bất cứ thương hiệu ngoại nào cũng phải mơ ước.

Trước đây, không người nào ở Việt Nam mà không nghe nhắc tới Trương Văn Bền. Tên tuổi ông gắn liền với cục xà bông thơm: “Xà bông cô Ba”, hay cục xà bông đá: xà bông Việt nam để giặt đồ, phổ thông khắp cả 3 miền đất nước, lên tận Miên, Lào. Xà bông thơm “Cô Ba” nổi danh trong mấy thập niên liền, đủ sức đánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từ Pháp. Người miền Nam đã từng thán phục ông Trương Văn Bền.

Là người nhạy cảm trong việc thương mại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõ tiềm năng kinh tế Việt Nam còn bị lãng quên: cây dừa. Từ năm 1918, ông Bền đã lập xưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xà bông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1.500 tấn.

Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bền được thành lập tại địa chỉ “Quai de Cambodge” (trước chợ Kim Biên bây giờ), ban đầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗi tháng. Từ khi “Xà bông cô Ba” tức xà bông thơm đầu tiên của Việt nam, để tắm gội ra đời, có sức đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.

Xà bông cô Ba lừng lẫy một thời

Trải qua cả chiều dài lịch sử, “Xà bông cô Ba” mang “quốc tịch” Việt Nam cuối cùng là thuộc công ty Bột giặt Phương Đông.

Người Sài Gòn cũng như không ít người Nam bộ, có ít nhất hai thế hệ đã được tắm gội bằng xà bông Cô Ba. Trước giải phóng, sản phẩm này hầu như không có đối thủ. Sau ngày giải phóng, vì là tư sản dân tộc, hãng xà bông của ông Trương Văn Bền vẫn còn được giữ lại dưới hình thức công tư hợp doanh có tên là nhà máy Xà bông Việt Nam. Cho đến trước năm 1995, bóng dáng của Cô Ba vẫn bao trùm cả miền Nam lẫn miền Bắc do thị trường lúc đó chưa có một “nhan sắc” xà bông ngoại lai nào.

Khi mới thâm nhập vào Việt Nam, liên doanh là hình thức phổ thông nhất mà các “ông lớn” ngoại quốc lựa chọn. Bên cạnh việc liên doanh với P/S, Unilever còn hợp tác với nhiều công ty bột giặt đáng có vị thế lớn trong nước như Viso, Haso để lập nên liên doanh Lever-Viso, Lever-Haso.

Các liên doanh này hoạt động trong thời gian ngắn. Và kết quả cuối cùng các thương hiệu bột giặt kể trên trở thành thương hiệu ngoại.

P&G cũng “đổ bộ” vào Việt Nam bằng cách hợp tác với công ty Phương Đông, chủ sở hữu của bột giặt Cô ba xà bông lừng lẫy một thời. Tuy nhiên, khi liên doanh với tập đoàn P&G, nhà máy Xà bông Việt Nam bị buộc phải bỏ tất cả những sản phẩm cũ. May mắn là xà bông Cô Ba được giữ lại và được xem là sản phẩm truyền thống của công ty Phương Đông. Ngày nay, người Sài Gòn vẫn có thể tìm thấy cục xà bông Cô Ba ở những kệ trưng hàng nhỏ bé, khiêm tốn trong một góc siêu thị Co.opmart.

Rất khó cắt nghĩa được rõ ràng mà các “ông lớn” Unilver và P&G sử dụng để thâu tóm những thương hiệu bột giặt lừng lẫy của Việt Nam. Tuy nhiên, ông Võ Văn Quang, chuyên gia thương hiệu hàng đầu Việt Nam từng chia sẻ: “Đầu tư mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy mới luôn là những kế hoạch mang tính thuyết phục nếu đối tác liên doanh có đạo đức, ngược lại cũng có thể sẽ là một mê hồn trận cho phiá Việt Nam.


Các liên doanh "kinh điển" như Lever-Viso, Lever-Haso, P&G (&Bột giặt Phương Đông)…đều kết thúc theo hướng thôn tính và phiá Việt Nam cũng tạm cho là hài lòng với những bài học đầu tiên trong thời mở cửa”.

Mời các bạn theo dõi bài viết: Các lực lượng dẫn dắt ngành bột giặt

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Các lực lượng dẫn dắt ngành bột giặt

CÁC LỰC LƯỢNG DẪN DẮT NGÀNH BỘT GIẶT

Cải tiến sản phẩm, thay đổi công nghệ, cải tiến marketing

Triên thị trường Việt Nam đang xuất hiện khá nhiều bột giặt. Nhưng chiếm ưu thế vẫn thuộc về những ông lớn như Unilever, P&G. Để cạnh tranh với những tên tuổi này quả thật là một bài toán khó vì các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu một công cụ sắc bén: Quảng cáo. Nếu xét về chất lượng, khó có thể khẳng định bột giặt nào tốt hơn nhưng nếu về góc độ thương hiệu rõ ràng chúng ta hoàn toàn lép vế.

Trên thị trường xuất hiện những nhãn hàng của các nhà sản xuất khác khá giống nhau, và xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái.. Nhiều nhà sản xuất ngày càng tập trung đến khâu thiết kế kiểu dáng, màu sắc nhãn hàng đến mùi hương đặc trưng của sản phẩm, chú trọng đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ .

Để khẳng định vị thế của mình trên thị trường các nhà sản xuất trong nước đã không ngừng đẩy mạnh xây dựng hệ thống phân phối và bán lẻ trên cả nước, rà soát thị trường, thực hiện các chương trình bán hàng linh hoạt và chế độ chiết khấu, đẩy mạnh quảng cáo trên báo, tờ rơi, tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.

Điều đáng nói là hiện có nhiều thương hiệu máy giặt đã hợp tác với các nhãn hiệu bột giặt bằng cách sử dụng chiêu thức quảng cáo “Bột giặt duy nhất được các hãng máy giặt hàng đầu khuyên dùng“.

Sự thay đổi về người mua và cách thức sử dụng sản phẩm

Ngày nay, đời sống người dân ngày càng nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển thì công việc giặt giũ không còn là vấn đề quá nặng nề đối với chị em nội trợ. Tất cả đã có chiếc máy giặt hỗ trợ hoàn toàn tự động. Công việc chị em là chọn loại bột giặt đáng tin cậy, bỏ vào nhấn nút và chỉ có việc phơi khô là xong.

Điều đáng nói là hiện có nhiều thương hiệu máy giặt đã hợp tác với các nhãn hiệu bột giặt bằng cách sử dụng chiêu thức quảng cáo “Bột giặt duy nhất được các hãng máy giặt hàng đầu khuyên dùng“. Những lời khuyên như vậy đã vô tình đưa nhãn hiệu bột giặt Việt Nam vào tình cảnh khó khăn. Cũng giống như máy tính được các hãng sản xuất cài đặt sẵn hệ điều hành Window của Microsoft khi tung ra thị trường vậy. Khiến người tiêu dùng khó lung lay khi mua nhãn hiệu bột giặt khác để dùng cho máy giặt của mình.

Chuyện máy giặt cũng chỉ liên quan đến những gia đình khá giả. Phần đông người dân mình vẫn giặt bằng tay và sự tin tưởng, ủng hộ của người dân Việt Nam với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được bộ chính trị phát động vào ngày 31 tháng 7 năm 2009, nên nhãn hiệu bột giặt Việt sẽ có cơ hội chiếm được niềm tin của người tiêu dùng không phải bằng quảng cáo mà bằng chất lượng và giá cả hợp với thu nhập người dân. Ngay tại thị trường nội địa các nhãn hiệu bột giặt mang cái tên thuần Việt như Đức Giang, Vì Dân, Hoa Mơ…hay cái tên na ná nước ngoài như Bột giặt Net, Lix, Daso…vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dân vì giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Riêng bột giặt Vì Dân, đã từng quảng cáo trên truyền hình một vài lần rồi mất hút cũng được khá nhiều người nội trợ đánh giá cao.

Mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng phát triển sản xuất chất tẩy rửa dạng lỏng vì đây là dòng sản phẩm đang được ưa chuộng tại những nước phát triển do đáp ứng xu hướng tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường.

Sự thâm nhập hay rời ngành của các hãng lớn

Hiện nay các công ty đa quốc gia trong ngành ngày càng có nhiều hoạt động mạnh mẽ để tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường nội địa, với nhiều lợi thế vượt trội hơn so với các công ty trong nước như hệ thống phân phối rộng khắp, ngân sách R&D và quảng cáo lớn gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước.

Sự thâu tóm các công ty nhỏ của các hãng lớn dẫn đến nhiều danh nghiệp nội địa rơi vào tay các nhà sản xuất lớn, nước ngoài. Và hiện nay thị trường bột giặt Việt Nam đang có sự độc quyền mạnh mẽ.


Sưu tầm

Mời các bạn theo dõi bài viết: Ngành công nghệ thông tin 10 năm trở lại đây

Chương trình tập sự viên Kiểm Thử Phần Mềm (STT)

Khi các bạn sinh viên thực tập tại Logigear, sẽ trãi qua các khóa học, bài giảng sau để trước khi có thể làm việc chính thức tại công ty, hoặc đủ năng lực để đảm nhận một phần hay toàn bộ dự án

Chương trình đào tạo:
  • MIỄN PHÍ 1 tháng đào tạo kiểm thử phần mềm phần mềm
  • Những bài gìảng giá trị về kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Những bài giảng thực tế về phong cách làm việc chuyên nghiệp
  • Những ví dụ điển hình về các dự án thực tế của Logigear
  • Được hướng dẫn bởi những chuyên viên trong lĩnh vực Kiểm Thử  của kiểm thử phần mềm của Logigear VN
  • Môi trường học tập năng động và những lợi thế về cơ hội  phát triển nghề nghiệp
  • Những học viên có kết quả đạt yêu cầu sẽ có cơ hội làm việc tại Logigear khi chương trình  đào tạo kết thúc


Các thành viên trong thời gian tham gia chương trình đào tạo:
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, hòa đồng và sáng tạo
  • Tham gia vào các cuộc thi Kiểm thử do Logigear tổ chức cùng với đội ngũ kỹ sư của Logigear
  • Những kiến thức, kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên sâu của ngành Kiểm thử và cơ hội được đào tạo ờ nước ngoài
  • Lương và phúc lợi cạnh tranh
Mời các bạn theo dõi bài viết: Con đường phát triển tại Logigear của chúng tôi để có thể biết thêm thông tin hữu ích.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, có thể tới thời điểm hiện tại đã khác. Các bạn tham khảo chi tiết tại logigear.vn